Ebook

Dành cho người yêu sách

Dành cho người yêu sách

Bạn có là người thích đọc sách nhưng ngân quỹ có giới hạn, không đủ tiền để mua sách “xịn” trên amazon, hay trên các tạp chí khoa học, …? Bạn đã từng trải qua cảm giác gặp một cuốn sách/bài báo rất hay. Bạn rất muốn tìm bản “full không che” để đọc nhưng không thể tìm được bản free trên mạng? (Mình đã từng mất cả ngày seach google, đăng ký tài khoản ở cả những trang web nước ngoài nhưng vẫn không tìm được. Có chăng thì chỉ là bản sample, hoặc không có code đi kèm) Lên amazon hoặc trang bán sách trực tiếp của tác giả xem thì giá bán là XXX đô la. Bạn đắn đo, không biết có nên bỏ ra số tiền như vậy để mua hay không? Nhỡ sách không hay như kỳ vọng thì sao? Rồi bạn lan man nghĩ ngợi, sáng nay bạn còn không còn đủ 10k ăn sáng, … Cuối cùng là bạn … thôi, ko mua nữa.

“May mắn” là mình tìm được 2 cách lách luật để có thể sở hữu những cuốn sách như vậy. Cũng phải nhấn mạnh với mọi người là mình không phải là người chuyên đọc sách lậu, và cố tình cỗ súy cho việc này. Đối với một số sách mà mình thấy nó thực sự hay và thực sự có ích đối với mình thì mặc dù có thể download được free nhưng mình vẫn trả tiền cho tác giả. Vì mình nghĩ đơn giản, trả tiền cho tác giả thì họ mới có động lực viết ra những quyển sách hay như thế nữa cho mình đọc. Tuy nhiên, có 2 lý do mà mình quyết định viết bài này:

  • Tri thức là của chung của mọi người, chia sẻ kiến thức là việc mà mọi người đều nên làm, không chỉ giúp người mà còn giúp chính mình.
  • Những quyển sách đó có thể cũng đã được chia sẻ ở đâu đó rồi. Mình không nói thì có thể bạn cũng sẽ biết được từ một nguồn nào đó ở nơi khác.

Trong thời đại CNTT ngày nay thì mọi thông tin đều có thể tìm kiếm được từ Internet, vấn đề chủ yếu ở đây là bạn hành động như thế nào thôi. Bạn có thể phản đối hoàn toàn việc đọc sách “lậu”, làm như mình (trả tiền cho một số cuốn) hoặc dùng hoàn toàn hàng free mà không trả đồng nào. Mình không đánh giá bạn qua việc đó, mình chỉ hi vọng các bạn đọc sách một cách hiệu quả, thực sự yêu quý và trân trọng quyển sách đó, chứ đừng download về đầy máy tính rồi cả năm không động vào. Nếu mình là tác giả của những cuốn sách mà được mọi người yêu thích thì mình cũng cảm thấy được an ủi phần nào. (phần còn lại là nhận được tiền từ các bạn, :D).

Ok, lan man vậy thôi, mình sẽ đi vào vấn đề chính luôn.

1. Download các bài báo khoa học

Kỹ năng đọc hiểu và implement theo các public papers là một kỹ năng cần thiết đối các kỹ sư AI. Thực tế, dự án mà mình vừa trải qua tại VTI, mình cần đọc hiểu bài báo sau Inception Single Shot MultiBox Detector for object detection. Thực ra thì cũng có khá nhiều các bài viết về thuật toán này rồi, nhưng mình muốn đọc paper gốc để hiểu rõ hơn ý định của tác giả nên mình đã vào IEEE để tìm. Nhưng mà trên đó, họ chỉ cho đọc mỗi phần Abstract. Nếu muốn đọc full thì phải đăng ký thành viên và phải trả phí.

Số tiền tuy không lớn nhưng cũng không nhỏ đối với những người mà tiền trong ví lúc nào cũng chỉ đổ xăng, ăn sáng và uống trà đá như mình, :D.

Trong trường hợp này, bạn chỉ cần truy cập vào trang web https://sci-hub.st/.

Tại trang chủ của nó, bạn có thể nhìn thấy ngay slogan của họ: ... to remove all barriers in the way of science. Việc bạn cần làm là dán đường link bài báo mà bạn muốn tải về vào ô textbox rồi click vào nút open.

Và đây là kết quả:

Đến đây thì bạn có thể tải về máy tính của bạn một các dễ dàng rồi.

Đây là cách mà mình được một GS giới thiệu cho khi học môn “Văn phong khoa học kỹ thuật” ở lớp Master. Thầy cũng nhấn mạnh rằng, đây là cách mà trong giới khoa học ngầm hiểu với nhau chứ không công khai trong bất kì tài liệu chính thức nào. Bởi vì có một thực tế rằng các nhà khoa học khi làm nghiên cứu, họ phải đọc hàng chục, thậm chí hằng trăm bài báo khoa học để tìm ý tưởng, lấy dẫn chứng, … Giả sử mỗi bài báo có giá 1$ tải về thôi thì cũng là một vấn đề không nhỏ rồi.

Liệu bạn có thắc mắc, tại sao một trang web như này lại có thể công khai tồn tại một cách hiển nhiên như thế này? Đó cũng là câu hỏi mà mình từng nghĩ đến nhưng vẫn chưa tìm được câu trả lời chính xác. Nhưng có lẽ, nên nhìn nhận vấn đề này giống như cách chúng ta sử dụng hệ điều hành Windows hay bộ công cụ Office của Microsoft. Mặc dù Microsoft biết là có rất nhiều người dùng “chùa” nhưng họ không chặn, cứ “giả ngơ” để cho mọi người dùng thoải mái. Không phải Microsoft không thể chặn, mà có lẽ là họ không muốn chặn. Phí để mua bản quyền hệ điều hành Windows khá cao so với mức thu nhập của rất nhiều người, nếu Microsoft ngăn chạn triệt để thì có thể người dùng sẽ quay lưng, chuyển sang một hệ điều hành mở khác (Ubuntu chẳng hạn). Khi người dùng đã trở nên quen với Windows rồi, Microsoft mới bắt đầu tính phí bản quyền của các doanh nghiệp, công ty. Nếu công ty, doanh nghiệp nào không mua bản quyền, thì rất dễ bị kiện bởi Microsoft, hoặc bị chính khách hàng của họ chấm dứt mối quan hệ làm ăn với công ty đó. Nếu tổ chức (trường học, viện nghiên cứu, …) sử dụng các bài báo không có bản quyền để phục vụ các mục đích thuơng mại, hay công bố quốc tế thì rất có thể cũng sẽ bị kiện bởi tác giả hoặc nhà xuất bản.

Ngoài IEEE, các bài báo ở các nhà xuất bản khác như Sciencedirect, Springer, Researchgate, … cũng có thể download được theo cách này.

Có một lưu ý nhỏ là, trang https://sci-hub.st/ này có thể bị chặn, không truy cập được đối với một số mạng nội bộ ở công ty, doanh nghiệp. Khi đó bạn chỉ cần đổi qua một mạng Internet free open nào đó (4G chẳng hạn) là có thể truy cập được.

2. Download sách

Một trong những cuốn sách mình rất thích, đó là:

Trên Amazon, quyển này có giá khá cao, $37.49 cho bản sách điện tử.

Và đây là cách mà mình đã làm để download cuốn sách này với giá $0.

Vào trang https://b-ok.asia/.

Gõ tên sách cần tìm ở ô textbox rồi click Search. Kết quả:

Woo, có đẩy đủ các Edition luôn. Mình chọn 2nd Editon cho cập nhật.

Trang này mình vô tình biết được trong một lần lang thang lên mạng tìm sách free. Có khá nhiều trang cho download sách, nhưng cá nhân mình thâý trang này dễ dàng và đầy đủ nhất (trong phạm vi nhu cầu của mình).

3. Đọc các bài viết trên https://medium.com/

Trang web này có lẽ đã khá quen thuộc với nhiều người. Các bài viết trên đó đều đến từ các chuyên gia, và người có kinh nghiệm trong từng lĩnh vực cụ thể, và được cập nhật hàng ngày. Mình cảm thấy các bài viết trên đó rất chất lượng, rất đáng để đọc. Mình đang cố gắng tập thói quen chuyển bớt thời gian lướt Facebook sang đọc Medium. :D

Tuy nhiên, https://medium.com/ chỉ cho đọc free tối đa 5 bài. Muốn đọc nhiều hơn bạn phải đăng ký thành viên, trả phí 5$/tháng. 5$ thực sự không phải là một con số lớn so với lượng kiến thức hay ho như vậy. Thế nên mình quyết định mua, không xài “chùa” nữa. :D

Dù vậy, nếu bạn vẫn muốn đọc free thì dưới đây là cách cho bạn:

Giả sử khi bạn vào https://medium.com/, click vào 1 bài để đọc thì nhận được thông báo:

Hãy làm theo các bước sau:

Click vào biểu tượng Cookie trên trình duyệt:

Chọn Cookies:

Chọn medium.com rồi click vào nút Remove.

Quay trở lại trình duyệt, reload lại trang. Bạn sẽ thấy bài viết đã được hiển thị đầy đủ.

Ngoài nội dung kiến thức hay và phong phú, Medium còn có tính năng recommend các bài biết hay, phù hợp với lĩnh vực bạn quan tâm, dựa trên cookies của bạn. Vì thế, nếu bạn chọn cách đọc free thì đôi khi bạn sẽ bỏ lỡ các bài viết hay và mới nhất. Hãy cân nhắc khi quyết định hành động của bạn!

Vậy là mình đã giới thiệu đến mọi người 3 cách để tiếp cận với nguồn tri thức vô tận trên Internet. Nhấn mạnh lại lần nữa là mình không ủng hộ hoàn toàn các cách làm này. Nếu bạn có điều kiện, hãy mua sách, mua tài khoản và trả tiền một cách đầy đủ cho tác giả. Nếu bạn như mình, không quá dư giả nhưng sách thì vẫn muốn đọc thì có thể cân nhắc như cách mình đã làm. Ngoài ra, nếu bạn download một cuốn sách về đọc mà trong lòng cảm thấy “áy náy” thì hãy làm một việc tốt gì đó bù lại. Chẳng hạn, tối đi làm về trên đường, gặp người ăn xin, bạn có thể cho họ chút tiền lẻ của bạn. Như vậy thì ít nhiều bạn cũng đỡ “áy náy” hơn phần nào! :)

Cuối cùng, chúc mọi người tìm đuợc những cuốn sách hay, bài báo thú vị và bổ ích cho mình!